Tai nạn cháy nổ bình gas luôn mang đến nhiều hệ lụy, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Việc hiểu rõ những nguyên nhân nổ bình gas và cách phòng tránh trong quá trình sử dụng là cách để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
1. Bản chất của khí gas
Khí gas vốn dĩ không tự cháy nổ, tuy nhiên khi rò rỉ ra ngoài và gặp điều kiện thích hợp, khí gas sẽ trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn, có thể gây ra những vụ cháy nổ nghiêm trọng.
Nguyên nhân nổ bình gas dẫn đến nguy cơ cháy nổ là do sự kết hợp giữa khí gas rò rỉ với oxy trong không khí, tạo thành hỗn hợp dễ cháy. Khi gặp nguồn nhiệt hoặc tia lửa điện từ các thiết bị như công tắc đèn, bật lửa,… hỗn hợp này sẽ bùng cháy, dẫn đến hậu quả nặng nề.
2. Nguyên nhân nổ bình gas – sử dụng bếp gas cũ
Sử dụng bếp gas, bình gas quá cũ sẽ rất nguy hiểm. Các loại bếp gas đã qua nhiều năm sử dụng sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác động của thời tiết và môi trường, gây ra sự ăn mòn. Khi đó sẽ xuất hiện các vết nứt nhỏ mà người dùng khó có thể nhìn thấy, tạo điều kiện cho gas thoát ra ngoài, dẫn đến việc bình gas bị xì và cháy nổ.
3. Không khóa bình gas sau khi sử dụng
Không khóa van bình gas sau khi dùng bếp là thói quen của nhiều người. Cũng có trường hợp đóng van gas không đúng quy trình, tắt bếp trước rồi mới khóa gas sau, khí gas vẫn còn trong dây dẫn. Những thói quen trên trong thời gian dài sẽ khiến khí gas đầy trong dây dẫn, khi bị rò rỉ gặp tia lửa sẽ gây ra cháy nổ.
4. Không vệ sinh bếp gas định kỳ thường xuyên
Bình gas bị nổ còn do các nguyên nhân như vỏ bình bị thủng, van gas bị hở, dây dẫn bị chuột cắn,… Vì vậy, việc vệ sinh bếp gas thường xuyên không chỉ dừng lại ở việc lau dọn bề mặt bếp mà còn bao gồm việc kiểm tra toàn bộ bếp, van gas, ống dẫn gas,… để chống cháy nổ.
Xem thêm bài viết:
Có nên mua bếp gas cũ không? Có an toàn không?
9 đầu đốt của bếp ga được sử dụng phổ biến hiện nay
5. Kích thước nồi, chảo không phù hợp
Việc sử dụng nồi chảo có kích thước quá lớn và không phù hợp có thể khiến bếp gas khó điều chỉnh lửa, làm cho vòng lửa lan rộng. Ngọn lửa tiếp xúc với các bộ phận của bếp gas sẽ làm giảm độ bền của bếp và các dụng cụ nấu, đồng thời gây nóng bình gas và tăng nguy cơ cháy nổ.
6. Không kiểm tra bảo dưỡng bếp gas định kỳ
Không kiểm tra và bảo dưỡng bếp gas định kỳ có thể dẫn đến nguy cơ nổ bình gas. Việc này có thể gây ra do các yếu tố như van gas bị hở, ống dẫn gas bị rò rỉ, hoặc các bộ phận khác của bếp bị hư hỏng mà không được phát hiện kịp thời.
7. Dây dẫn nối bình gas bị rò rỉ
Sau một thời gian sử dụng, các ống dẫn kết nối bình gas với bếp gas có thể xuất hiện các vết nứt, hở hoặc bị gập xoắn, thậm chí bị chuột cắn, dẫn đến hiện tượng rò rỉ khí gas ra ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân dễ gây cháy nổ gas nhất.
8. Sử dụng bật lửa, điện thoại khi bị rò rỉ khí gas
Việc sử dụng bật lửa, điện thoại,… khi khí gas bị rò rỉ có thể tạo ra tia lửa, dễ dẫn đến hỏa hoạn và cháy nổ. Khi phát hiện rò rỉ, cần ngay lập tức đóng van gas và mở cửa để thông gió, giúp khí gas thoát ra ngoài an toàn, phòng cháy nổ.
Một số lưu ý khi sử dụng bếp gas an toàn
Khi sử dụng bếp gas, cần lưu ý các điều sau:
- Không đặt bình gas trong tủ bếp kín: để bình gas ở nơi thoáng khí để đảm bảo an toàn
- Khóa van bình gas sau khi sử dụng: sau khi nấu ăn xong, hãy khóa van bình gas để tránh tình trạng rò rỉ khí gas nhỏ, có thể tích tụ lâu ngày và trở thành nguy cơ cháy lớn
- Chọn bình gas có nguồn gốc rõ ràng: chọn bình gas có nguồn gốc rõ ràng và tránh sử dụng các bình cũ, rỉ sét
- Mua bếp gas từ thương hiệu uy tín: chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn
- Kiểm tra rò rỉ gas thường xuyên: sử dụng xà phòng giặt hoặc nước rửa bát để kiểm tra rò rỉ bằng cách phủ kín van gas và dây gas. Nếu thấy sủi bọt bong bóng, có nghĩa là có rò rỉ. Hãy thay dây nối hoặc bếp mới khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng sau 3 – 5 năm sử dụng
Cách xử lý khí gas bị rò rỉ
Khi phát hiện khí gas bị rò rỉ, cần nhanh chóng xử lý theo các cách sau:
- Khóa van bình gas: khi ngửi thấy mùi gas, hãy khóa van bình gas lại. Sau đó, mở cửa để khí gas thoát ra và làm giảm nhiệt độ trong phòng
- Mở tất cả các cửa để khí gas thoát ra ngoài: khí gas rò rỉ trong nhà có thể gây khó thở. Hãy mở tất cả cửa sổ và dùng quạt tay hoặc bìa carton để đẩy khí gas ra ngoài. Tránh sử dụng quạt máy vì có thể tạo ra tia lửa điện gây cháy. Sử dụng khăn ướt che mũi để tránh hít phải khí gas và nhanh chóng đưa mọi người ra khỏi nhà
- Không bật/tắt các công tắc và thiết bị điện: tuyệt đối không bật/tắt các thiết bị điện như bóng đèn, quạt máy, không nghe điện thoại, không đi giày cao gót có đế kim loại, không khởi động xe máy, không sử dụng bật lửa hoặc diêm. Những hành động này có thể tạo ra tia lửa điện gây nổ
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: nếu không thể xử lý được mùi gas, không khóa được van gas, hoặc nếu có đám cháy, hãy nhanh chóng rời khỏi hiện trường và gọi cho nhà cung cấp gas hoặc số điện thoại khẩn cấp số PCCC 114
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết được những nguyên nhân nổ bình gas để từ đó có biện pháp phòng tránh phù hợp, đảm bảo an toàn cho gia đình. Hãy theo dõi Namilux để biết thêm những cách sử dụng bếp gas an toàn và hiệu quả.
Thông tin liên hệ
NaMilux Mother