Sử dụng bếp gas một thời gian bạn thấy có hiện tượng nồi xoong bị bám muội đen rất khó vệ sinh và gây mất thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình trạng này. Vậy trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi nhé!
1. Bình gas sắp hết
Nguyên nhân:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi. Nếu bếp đang dùng tự nhiên có tình trạng này bạn kiểm tra bình ga bằng cách dùng tay lắc nhẹ bình ga. Nếu thấy bình ga nhẹ kèm theo ngọn lửa chuyển sang màu đỏ và làm đen nồi có nghĩa bình ga sắp hết và bạn chuẩn bị thay bình ga mới.
Ngoài ra một nguyên nhân nữa cũng có thể do chất lượng của ga không được đảm bảo, dẫn đến lửa cháy đỏ làm đen nồi. Trong trường hợp bạn kiểm tra vẫn thấy ga còn đầy nhưng xuất hiện tình trạng trên thì bạn nên đổi nhà cung cấp ga, lựa chọn địa chỉ mua ga uy tín và chất lượng.
2. Không vệ sinh nồi sạch sẽ
Nguyên nhân:
Một nguyên nhân phổ biến nữa dẫn đến tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi là do thói quen vệ sinh nồi không sạch sẽ. Trong quá trình nấu mà không vệ sinh nồi sạch sẽ, sẽ khiến bếp ga bị lửa đỏ làm đen nồi.
Các cặn, váng vỡ còn bám trên nồi lúc đặt lên bếp nấu, các váng mỡ sẽ bị đốt cháy làm xuất hiện lớp màng đen dưới đáy nồi. Thông thường lớp màng này sẽ rất khó vệ sinh đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt.
Cách khắc phục:
Chính vì vậy phải luôn đảm bảo nồi luôn sạch sẽ trước khi sử dụng, kiểm tra nồi trước khi đặt lên bếp. Để hạn chế tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi, bạn nên vệ sinh sạch nồi trước khi sử dụng. Bằng cách sử dụng miếng tạo bọt kết hợp với dung dịch tẩy rửa, lau nồi trước khi đặt lên bếp.
3. Lửa đỏ do ga không đốt hết
Nguyên nhân:
Khi không gian nhà bếp nhà bạn khá chật hẹp và không đủ không gian. Vì vậy sẽ gặp trường hợp oxy không đủ cho ga được đốt hết, dẫn đến tình trạng ga bị đỏ lửa khiến đáy nồi của bạn bị ám muội đen.
Cách khắc phục:
Để hạn chế tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi, bạn điều chỉnh lại ngọn lửa, để điều tiết lượng gas toát ra phù hợp với không gian bếp, vừa tránh lãng phí và hạn chế sự rủi ro không mong muốn.
Xem thêm bài viết:
Bếp ga loại nào tốt và tiết kiệm ga?
Top 7 bếp ga lửa lớn tốt nhất hiện nay
4. Đầu đốt bị bẩn dẫn đến tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi
Nguyên nhân:
Đầu đốt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lửa, phục vụ cho việc nấu. Nhưng khi đầu đốt bị tắc nghẽn bởi cặn bẩn hoặc dầu mỡ. Gây ra tình trạng đầu đốt sẽ tạo ra ngọn lửa yếu và bị lửa đỏ làm đen nồi.
Cách khắc phục:
Để khắc phục tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi này bạn nên vệ sinh bếp gas mỗi khi sử dụng, tháo dỡ kiềng bếp, đầu đốt. Lau chùi bằng chất tẩy rửa, để vệ sinh các vết dầu mỡ ra khỏi đầu đốt, phải đảm bảo các bộ phận đã được lâu khô hoàn toàn trước khi lắp đặt vào vị trí cũ.
5. Lá gió bị lệch
Nguyên nhân:
Một trường hợp thường gặp khiến cho bếp ga nấu bị đen nồi đó chính là lá gió bếp gas bị lệch. Khi lá chắn gió bị lệch thì ngọn lửa khi cháy sẽ bị thiếu không khí gây ra trường hợp lửa bị đỏ và làm đen đáy nồi.
Cách khắc phục:
Trong trường hợp này bạn chỉ cần điều chỉnh lại lá chắn gió bằng cách xoay cho phù hợp đến khi lửa chuyển về màu xanh là được.
6. Nghẹt khe thoát lửa
Nguyên nhân:
Khi bạn vệ sinh bếp ga thường xuyên nhưng lại gặp trường hợp trong quá trình nấu nướng ban đầu lửa vẫn ổn định và cháy bình thường. Nhưng sau đó xuất hiện tình trạng phựt lửa. Thì chắc chắn rằng khe thoát lửa bị nghẹt nên khí gas không thể thoát ra ngoài để duy trì sự cháy bình thường.
Cách khắc phục:
Bởi trong quá trình đun nấu có thể đồ ăn vô tình rơi vào các lỗ phun gas làm tắc nghẽn khe thoát lửa. Để khắc phục tình trạng này bạn nên tháo đầu đốt vệ sinh sạch khe thoát lửa bằng kim nhọn hoặc miếng chùi rửa.
7. Hơi sơn bụi vôi bẩn bám đầu đốt hoặc kiềng
Nguyên nhân:
Nếu nhà bạn vừa mới quét sơn mới, điều này khiến cho hơi sơn hoặc bụi bẩn bám vào trong đầu đốt hoặc kiềng bếp sẽ khiến bếp ga nấu bị đen nồi hoặc cháy nồi khi nấu nướng.
Cách khắc phục:
Trong trường hợp này bạn nên đợi vài ngày để hơi sơn bay bớt dần hoặc để nhanh gọn nhất bạn lau chùi sạch sẽ bếp gas, thông gió gian bếp thì tình trạng sẽ được khắc phục.
8. Có dị vật trong ống dẫn gas dẫn đến bếp ga nấu bị đen nồi
Nguyên nhân:
Khi bạn đã thử hết mọi cách nhưng bếp vẫn xảy ra hiện tượng bám muội thì khả năng ống điếu điếu dẫn gas bị tắc do có dị vật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trong quá trình sử dụng, nhưng đây trường hợp này sẽ hạn chế gặp phải.
Cách khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này bạn nên gọi thợ sửa tới kiểm tra và bảo dưỡng. Nếu bạn không có chuyên môn thì không nên tự sửa chữa có thể khiến tình trạng bị nặng hơn hoặc gây ra những tai nạn không mong muốn.
Những lưu ý khi sử dụng bếp ga nấu bị đen nồi
Có thể thấy rằng việc nấu ăn trên bếp gas không trực tiếp khiến nồi nấu bị đen. Một trong những nguyên nhân khiến nồi bị đen là do thói quen sử dụng không đúng cách hoặc bếp bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Để hạn chế tình trạng này bạn nên lưu ý:
- Đặt bếp ga ở vị trí thích hợp, thoáng khí để cung cấp đủ lượng oxy cho gas. Đặt cách các thiết bị điện tử ít nhất 1,5m và hạn chế để các thiết bị dễ cháy xung quanh bếp.
- Vệ sinh bếp gas thường xuyên, sau khi đun nấu bạn nên dùng khăn mềm lau sạch những vết dầu mỡ xung quanh bếp.
- Nên kiểm tra định kỳ bếp gas và các thiết bị có liên quan như bình gas, đầu đốt, kiềng, ống dẫn ga để hạn chế bụi bẩn và mỡ bám xung quanh.
- Để đảm bảo an toàn nên thay đường ống dẫn gas sau 3-5 năm sử dụng để tránh tình trạng bị rò rỉ khí gas. Bạn hãy thay chúng ngay cả khi ống dẫn vẫn còn mới.
- Để tránh tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi bạn nên chọn nồi, chảo có kích thước phù hợp và đảm bảo chất lượng. Cần lựa chọn nồi được làm từ vật liệu thép không gỉ, gang, sứ có lớp chống dính chống bám mỡ và dễ dàng vệ sinh.
- Lựa chọn thương hiệu bếp gas uy tín được chứng nhận và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp ga nấu bị đen nồi. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân cũng như cách xử lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Thông tin liên hệ
NaMilux Mother