Đầu đốt của bếp ga là vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nấu nướng của người sử dụng. Chính vì thế việc hiểu cách vệ sinh đầu đốt bếp ga sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý được các tình huống khi thức ăn rời vào, hay đầu đốt cho lửa không đều. Nếu bạn cũng quan tâm và đang tìm hiểu về chủ đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau đây.
Nguyên lý hoạt động của đầu đốt bếp ga
Trước khi tìm hiểu về cách vệ sinh đầu đốt bếp ga, bạn cũng cần nắm được nguyên lý hoạt động của bộ phận này. Về cách hoạt động của đầu đốt sẽ được hiểu đơn giản như sau:
Đầu đốt sẽ bao gồm các chi tiết nhỏ như: chân đế, bộ chia lửa và nắp đầu đốt bếp gas. Trong đó bạn sẽ thấy có nhiều lỗ nhỏ với tác dụng phát ra ngọn lửa ở viền của đầu đốt. Tia lửa được phát ra ở đầu hệ thống đánh lửa sau đó bắt với khí gas được ống dẫn cung cấp sẽ tạo ra ngọn lửa ở đầu đốt. Như vậy người dùng có thể ngay lập tức sử dụng bếp để đun nấu theo nhu cầu của mình.
Nhưng đầu đốt bếp gas cũng sẽ bị cản trở hoạt động trong điều kiện các lỗ nhỏ li ti bị bịt tắc do cặn thức ăn bám lại, hoặc bụi bẩn tích tụ lâu ngày. Vậy nên bạn sẽ bắt gặp tình trạng đầu đốt cho ra ngọn lửa không đều, lửa bị đỏ… Đây cũng chính là lý do vì sao bạn nên tìm hiểu và biết cách vệ sinh đầu đốt bếp ga ngay tại nhà.
Cách vệ sinh đầu đốt bếp ga
Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh đầu đốt bếp ga với những dụng cụ đơn giản có ngay tại nhà.
Chuẩn bị dụng cụ
Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ, vật dụng để việc vệ sinh đầu đốt hiệu quả nhất.
- Nước rửa chén
- Bọt biển rửa chén loại nhám
- Bàn chải đánh răng cũ có lông mềm và nhuyễn
- Bột Baking soda
Các bước thực hiện
Các bước vệ sinh đầu đốt được tiến hành như sau:
- Tắt bếp, khóa van gas thật kỹ rồi tiến hành tháo kiềng và đầu đốt ra khỏi bếp. Lưu ý nếu bếp còn nóng bạn nên cho bếp có thời gian hạ nhiệt tự nhiên rồi mới thực hiện.
- Sau đó bạn cho đầu đốt đã lấy ra ngâm vào thau nước hay một chậu nước nhỏ đã pha nước rửa chén loãng vào. Việc ngâm như thế này sẽ giúp các vết bẩn lâu ngày được làm mềm và dễ vệ sinh hơn.
- Tiếp đến bạn dùng miếng bọt biển đã chuẩn bị trước đó nhẹ nhàng rửa sạch đầu đốt. Sau bước này, bạn dùng bàn chải mềm để cọ rửa sạch từng khe li ti trên đầu đốt.
- Nếu những vết bẩn cứng đầu vẫn chưa được làm sạch, bạn trộn 1 ít bột baking soda với nước rửa chén để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó nhúng các lông tơ của bàn chải lấy hỗn hợp đã trộn vệ sinh đầu đốt.
- Sau khi các vết bẩn đã được làm sạch, bạn tiến hành rửa đầu đốt dưới nước sạch cho đến khi hết xà phòng hoàn toàn. Bạn có thể phơi nắng, hong khô hoặc dùng khăn lau để đầu đốt khô nước tuyệt đối trước khi lắp vào bếp.
- Bước cuối cùng chính là lắp lại đầu đốt vào bếp gas theo đúng vị trí ban đầu. Bạn nhớ bật bếp kiểm tra lại 1 lần nữa nhé!
Xem thêm:
- Cách tháo bếp ga tại nhà nhanh chóng và dễ dàng
- Các bộ phận của bếp gas phổ biến hiện nay bạn cần biết
Vì sao nên vệ sinh đầu đốt bếp gas?
Tại sao bạn nên biết cách vệ sinh đầu đốt bếp ga là câu hỏi chung của nhiều người. Như đã chia sẻ, đầu đốt là bộ phận trực tiếp tạo ra ngọn lửa cho người dùng đun nấu. Khi đầu đốt bị bám bẩn, tắt nghẽn thì ngọn lửa không đều, lửa không có màu xanh mà chuyển sang màu đỏ… Do đó bạn cần biết cách vệ sinh đầu đốt để đảm bảo bếp luôn hoạt động tốt, hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.
Thời gian vệ sinh đầu đốt bếp ga
Tùy thuộc vào tần suất nấu ăn mà thời gian vệ sinh đầu đốt sẽ khác nhau. Hoặc trong tình huống bạn nấu thức ăn bị trào tràn ra bếp thì cần áp dụng cách vệ sinh đầu đốt bếp ga được chia sẻ ngay ở trên.
Thông thường nếu nấu nướng thường xuyên, bạn nên định kỳ 1 tuần vệ sinh bếp ga đôi và đầu đốt 1 lần. Nhưng ngay khi thấy dấu hiệu ngọn lửa bất thường, bạn cũng có thể dừng bếp để kiểm tra và làm sạch đầu đốt ngay để đảm bảo hiệu quả đun nấu.
Lưu ý khi vệ sinh đầu đốt bếp ga
Để áp dụng cách vệ sinh đầu đốt bếp ga hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
- Làm nguội bếp trước khi tiến hành vệ sinh để đảm bảo an toàn cho người thực hiện. Đồng thời khóa van gas cẩn thận.
- Ưu tiên dùng bàn chải đánh răng đầu nhỏ để làm sạch khe lửa tốt nhất.
- Không nên sử dụng thuốc hay chất tẩy rửa nồng độ cao vệ sinh đầu đốt.
- Nếu các khe lửa bị bịt tắc, bạn không nên dùng kim loại hay vật sắc nhọn để đâm vào, thay vào đó hãy ngâm đề vết bẩn mềm hơn rồi mới làm sạch.
- Trong quá trình nấu, hãy dành thời gian theo dõi, kiểm soát ngọn lửa và hạn chế tối đa thức ăn trào ra ngoài.
- Lắp đúng vị trí của đầu đốt theo quy cách của nhà sản xuất.
- Nếu đầu đốt đã sử dụng lâu ngày, có dấu hiệu hư hỏng bạn nên liên hệ hoặc mua đầu đốt cùng thương hiệu, cùng dòng để tương thích với bếp.
Trên đây là cách vệ sinh đầu đốt bếp ga vừa được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm hữu ích để bạn sử dụng bếp gas hiệu quả hơn. Liên hệ ngay chúng tôi nếu cần tư vấn hoặc giải đáp nhanh các thắc mắc liên quan bếp gas bạn nhé!
Thông tin liên hệ
NaMilux Mother
- Website: mother.com.vn
- Trụ sở chính: Lô 2-2B, Đường CN 1, Khu Công nghiệp Tân Bình, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Hotline: 028 38165028
- Email: Info@namilux.com